Nấu cơm bằng tủ công nghiệp tưởng đơn giản, nhưng nếu không thực hiện đúng cách rất có thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề. Ví dụ như khay cơm nhão, không chín, mở cánh tủ bị phà hơi nóng làm bỏng tay… Tất cả những điều này cũng chính là vấn đề nhiều người lần đầu dùng tủ cơm công nghiệp lo lắng. Tuy nhiên, nếu theo dõi cách dùng sau đây, bạn sẽ sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp hiệu quả và an toàn hơn.
Nội dung bài viết
- 1 Bước 1: Kiểm tra tủ nấu cơm công nghiệp và các nguyên liệu
- 2 Bước 2: Lắp đặt tủ cơm theo đúng hướng dẫn
- 3 Bước 3: Cấp nước cho tủ nấu cơm công nghiệp
- 4 Bước 4: Đun sôi nước
- 5 Bước 5: Sơ chế gạo và định lượng gạo – nước
- 6 Bước 6: Đưa khay gạo vào tủ và bắt đầu quá trình nấu cơm
- 7 Bước 7: Lấy khay cơm ra khỏi tủ và sử dụng
- 8 Bước 8: Vệ sinh tủ nấu cơm công nghiệp
Bước 1: Kiểm tra tủ nấu cơm công nghiệp và các nguyên liệu
Bước đầu tiên nhiều người thường bỏ quên chính là kiểm tra tủ và các nguyên liệu trước khi nấu. Khi kiểm tra tủ nấu cơm công nghiệp, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Nguồn điện nếu sử dụng tủ nấu cơm bằng điện
- Nguồn gas nếu sử dụng tủ nấu cơm bằng gas
- Phao cấp nước có hoạt động tốt hay không?
- Bên trong tủ có được vệ sinh sạch sẽ chưa?
- Chuẩn bị gạo và vo sạch để cho vào khay nấu.
Bước 2: Lắp đặt tủ cơm theo đúng hướng dẫn
Bước tiếp theo để sử dụng tủ cơm công nghiệp hiệu quả chính là lắp đặt đúng cách. Tùy vào từng loại tủ bạn đang sử dụng mà cách lắp đặt sẽ không giống nhau. Thông thường khi mua hàng tại những đơn vị có hỗ trợ lắp ráp tận nơi bạn sẽ không phải lo lắng về điều này. Nhưng nếu phải tự thực hiện bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đối với tủ cơm dùng điện, bạn lắp theo nguồn điện mà tủ yêu cầu. Tránh để nguồn điện và tủ cơm gần vị trí ẩm thấp, dễ bị nước văng vào.
- Đối với tủ cơm dùng gas, bạn lắp đặt dây dẫn an toàn, tránh rò rỉ khí gas gây nguy hiểm. Chọn loại ống dẫn có khả năng chịu nhiệt tốt và van chỉnh áp suất an toàn.
Bước 3: Cấp nước cho tủ nấu cơm công nghiệp
Tiếp theo, bạn cần phải cấp nước đầy tủ cho tủ nấu cơm công nghiệp trước khi nấu. Để cấp nước, bạn có thể thực hiện theo 1 trong các cách sau:
- Cho nước trực tiếp từ vòi vào bên trong khoang chứa nước của tủ.
- Cấp nước bằng van phao tự động. Lưu ý kiểm tra van và phao để tránh bị nghẹt van hoặc phao không hoạt động tốt.
- Cấp nước bằng điện tự động.
Sau khi cấp nước vào tủ, bạn nên kiểm tra lại 1 lần nữa. Nếu đã đủ nước mà phao vẫn hạ thì ngưng khởi động tủ cơm, kiểm tra phao và thay mới nếu cần thiết.
Bước 4: Đun sôi nước
Bước đun nước là công đoạn mà nhiều người thường bỏ sót khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp. Bạn cần đun sôi nước trước khoảng 15 phút để nhiệt độ tủ ổn định, như vậy cơm sẽ nhanh chín và thơm ngon hơn.
Sau khi cấp nước xong, bạn đóng cánh tủ chặt, sau đó mở khóa an toàn và mở nguồn để nước bên trong tủ được đun sôi. Khi thấy hơi nước bắt đầu bốc lên thì ngắt nguồn nhiên liệu và thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5: Sơ chế gạo và định lượng gạo – nước
Sơ chế gạo sạch là việc bắt buộc phải làm để cơm trắng và ngon thì sử dụng. Bạn nên cân đong lượng gạo phù hợp cho tất cả các khay, sau đó cho vào thau inox và vo sạch 2 – 3 lần.
Khi gạo đã được vo sạch, bạn mới bắt đầu chia vào từng khay theo lượng nhất định. Tùy vào đặc điểm gạo đang dùng mà bạn chia lượng gạo và đong nước cho phù hợp. Thông thường nếu muốn cơm khô thì cứ 2kg gạo mỗi khay, bạn đong 2 lít nước.
Bước 6: Đưa khay gạo vào tủ và bắt đầu quá trình nấu cơm
Tiếp đến bạn cho tất cả khay gạo vào tủ để chuẩn bị nấu cơm. Sau khi xếp khay ngay ngắn, bạn đóng chặt cánh tủ và khởi động. Đối với tủ dùng gas thì hầu như không có chế độ hẹn giờ, nên bạn phải theo dõi để ngắt gas. Đối với tủ cơm công nghiệp dùng điện, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ, thời gian nấu một cách dễ dàng.
Bước 7: Lấy khay cơm ra khỏi tủ và sử dụng
Trước khi lấy các khay cơm ra khỏi tủ, bạn nên ngắt điện hoặc gas. Sau đó mở van xả áp hoặc hé mở cánh tủ để hơi nóng bay ra ngoài. Việc này giúp hạ nhiệt cho tủ một cách nhanh chóng.
Sau đó mở tủ và dùng găng tay chống nóng để lấy khay cơm ra ngoài. Bạn có thể xới cơm ra để hạt cơm tơi và sử dụng ngay.
Bước 8: Vệ sinh tủ nấu cơm công nghiệp
Cuối cùng, sau khi đã nấu chín cơm, bạn nên vệ sinh tủ sau mỗi lần nấu. Xả nước của lần nấu trước, rửa sạch khay và làm sạch lòng tủ để đảm bảo cơm mỗi lần nấu đều thơm ngon.
Như vậy chỉ với 8 bước đơn giản nêu trên, bạn sẽ biết cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp hiệu quả, an toàn. Hy vọng những gì Inox Đồng Gia chia sẻ sẽ giúp bạn nhiều điều. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin về tủ cơm công nghiệp.