Cách vệ sinh tủ cơm công nghiệp một cách nhanh chóng

Đánh giá post

Sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp đang là lựa chọn tối ưu thời gian, công sức cho nhiều bếp ăn tập thể. Trong quá trình sử dụng, bên cạnh việc khai thác chức năng nấu, hấp chín thức ăn, người dùng cần lưu ý đến việc vệ sinh, bảo quản tủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách vệ sinh tủ cơm công nghiệp nhanh chóng, dễ thực hiện ngay sau đây. 

Khi nào nên vệ sinh tủ cơm công nghiệp?

Khi nào nên vệ sinh tủ cơm công nghiệp?

Có 2 thời điểm bạn nên vệ sinh tủ cơm công nghiệp: 

  • Sau khi mua tủ về bạn cần vệ sinh kỹ trước khi nấu. Việc vệ sinh lúc này giúp làm sạch bụi bẩn, tạp chất có thể sót lại trong quá trình chế tạo tủ. Như vậy bạn sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng thực phẩm sau khi chế biến sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe người dùng. 
  • Sau mỗi lần sử dụng, người dùng nên vệ sinh tủ nấu cơm. Hoặc tối thiểu vệ sinh tủ mỗi ngày 1 lần. Xả đáy thường xuyên, vệ sinh các khay inox để đảm bảo thực phẩm nấu chín an toàn, thơm ngon. 
Quy trình vệ sinh tủ cơm công nghiệp đúng cách

Quy trình vệ sinh tủ cơm công nghiệp đúng cách

Sau đây là các bước vệ sinh tủ cơm công nghiệp bạn có thể tham khảo và áp dụng như sau: 

Bước 1: Ngắt nguồn điện hoặc gas

Sau khi tủ đã hoàn thành quy trình nấu của mình, bạn ngắt nguồn điện hoặc gas đang cung cấp cho tủ. Lấy tất cả khay bên trong tủ ra ngoài và mở cửa tủ tối đa để hơi nóng bay ra ngoài. 

Khi mở cửa tủ, bạn nên thực hiện chậm, mở từ từ và nép một bên cánh tủ để tránh hơi nóng phà vào người. Nên sử dụng bao tay dày chuyên dụng để thao tác lấy khay cơm, tránh làm bỏng nóng. 

Bước 2: Vệ sinh khay hấp

Sau khi lấy khay hấp inox ra ngoài, bạn lấy hết thức ăn đã hấp trên khay ra. Để khay nguội hoàn toàn rồi tiến hành rửa sạch. Nếu cơm hay thức ăn bám vào đáy khay, sau khi khay nguôi bạn nên ngâm khay với nước để lớp thức ăn tróc ra. 

Sử dụng nước rửa chén đang sử dụng để rửa sạch khay hấp là được. Lưu ý đừng dùng chất tẩy rửa có tính axit quá mạnh. Đối với thức ăn có mùi nặng, bạn có thể dùng giấm hoặc nước cốt chanh pha loãng rửa để khử mùi. Cuối cùng, phơi khay cho khô ráo để sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo. 

Bước 3: Vệ sinh lòng tủ nấu cơm công nghiệp

Đối với tủ được dùng để nấu cơm, hấp thức ăn không có dầu mỡ, bạn có thể dùng vòi nước để làm sạch lòng tủ. Nhưng nếu hấp các món có mùi như hải sản, giò sống, chả lụa… bạn nên làm sạch lòng tủ với nước rửa chén. 

Sau khi đã làm sạch lòng tủ, hãy mở các van xả để nước thoát ra bên ngoài. Bạn dùng vòi nước rửa một lần nữa để cặn thực phẩm có bám lại cũng được trôi đi hoàn toàn. 

Bước 4: Vệ sinh bên ngoài tủ cơm công nghiệp

Sau khi hoàn thành 3 bước trên, bạn chỉ cần dùng khăn mềm thấm ẩm lau bên ngoài tủ là được. Bên ngoài tủ sạch bóng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, và tủ được bền hơn trong quá trình sử dụng 

Một số lưu ý khi vệ sinh tủ cơm công nghiệp 

Một số lưu ý khi vệ sinh tủ cơm công nghiệp 

Sau đây là một số lưu ý khi vệ sinh tủ cơm công nghiệp bạn không thể bỏ sót: 

  • Với các rãnh đỡ khay, bạn cũng nên lau sạch để thao tác tháo – lắp khay dễ dàng nhất. 
  • Không nên sử dụng các chất tẩy rửa có chứa axit hay tính chất tẩy quá mạnh.
  • Đối với tủ nấu cơm điện, trong quá trình vệ sinh, tránh để nước lọt vào khoang module điều khiển. 
  • Đối với bề mặt bên ngoài của tủ, không nên lau khi tủ vẫn còn nóng vì sẽ dễ bị bỏng. Công việc này khá đơn giản, nên bạn có thể thực hiện sau cùng cũng không ảnh hưởng gì. 

Bạn vừa cùng inoxdonggia tham khảo quy trình vệ sinh tủ nấu cơm công nghiệp nhanh chóng, dễ thực hiện. Với những bước trên, bạn sẽ không mất nhiều công sức và thời gian mà vẫn đảm bảo thực phẩm được nấu chín từ tủ cơm luôn sạch sẽ, an toàn. Hãy nhớ duy trì việc làm sạch tủ cơm tối thiểu mỗi ngày 1 lần để đảm bảo chất lượng món ăn và sức khỏe người dùng bạn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

085 343 6868 Zalo: 085 343 6868